Phân loại thép
Phân loại thép theo thành phần hóa học
- Thép carbon: Là loại thép chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng thép, và thép carbon được chia thành thép nhiều carbon và thép ít carbon. Thép chứa ít carbon là loại thép có hàm lượng carbon không vượt quá 0,25%. Đặc trưng của loại thép này là có độ dẻo dai, dễ uốn, tuy nhiên độ cứng và độ bền lại tương đối thấp. Còn đối với thép chứa hàm lượng carbon trung bình hoặc nhiều hơn thì hàm lượng carbon không được vượt ngưỡng 2,14%, thép có độ bền tốt, có khả năng chịu áp lực cao.
- Thép hợp kim: Thép hợp kim được đánh giá là có độ bền cao hơn so với thép carbon, và thép hợp kim cũng được chia thành: thép hợp kim thấp, thép hợp kim trung bình, thép hợp kim cao.
Phân loại thép theo mục đích
- Thép kết cấu: Loại thép này thường có khối lượng rất lớn và nặng nhất. Chuyên dùng để sản xuất, chế tạo và sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng, lắp ráp và chế tạo mát cơ khí...
- Thép dụng cụ: Thép để sử dụng làm thép dụng cụ thường phải có độ cứng cao, khả năng chịu lực cũng như chịu mài mòn tốt. Ứng dụng là dùng để sản xuất các dụng cụ gia dụng, dụng có đo lường...
- Thép tính chất vật lý đặc biệt: Tính chất vật lý đặc biệt là tính chất từ và tính chất hệ số nở dài nhỏ.
- Thép tính chất hóa học đặc biệt: Tính chất hóa hóa học đặc biệt của thép sẽ xác định xem là thép chịu nóng, thép không gỉ, hay thép bền nóng....
Phân loại theo chất lượng thép
- Thép chất lượng bình thường: Là loại thép chưa 0.06% lưu huỳnh và 0.07% phốt pho.
- Thép chất lượng tốt: Thành phần thép có chứa 0.035% lưu huỳnh và 0.035% phốt pho.
- Thép chất lượng cao: Thành phần thép có chưa 0.025% lưu huỳnh và 0.025% phốt pho.