Trước tiên, Trung tâm Giám
định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert (“VietCert”) xin gửi tới
Quý Đơn vị lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận
hợp chuẩn hợp quy VietCert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động
theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm
phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST,
GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...);
Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật. Được Cục Bảo vệ thực
vật chỉ định là đơn vị chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đầu tiên và duy
nhất hiện nay
Trong thời
gian qua, một số đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng trong quy trình thủ tục
hải quan để thực hiện hành vi gian lận thương mại, buôn lậu. Để ngăn chặn hiện
tượng này, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, dự thảo
Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC (Thông tư 38) lần này sẽ
bổ sung nhiều nội dung mới quy định chặt chẽ hơn.
Xác minh khi khai bổ sung
Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, quy
định hiện hành chưa có nội dung quy định về việc khai bổ sung trong trường hợp
gửi thừa hàng, nhầm hàng. Trên thực tế, có hiện tượng các đối tượng buôn lậu
lợi dụng quy định về việc khai bổ sung để cố tình khai sai tên hàng, mã số,
chủng loại, số lượng để trốn tránh nghĩa vụ thuế, trốn thực hiện các chính sách
mặt hàng và phân luồng. Nếu cơ quan Hải quan thực hiện việc chuyển luồng tờ
khai hải quan hoặc có thông tin về việc các cơ quan quản lý nhà nước khác phối
hợp kiểm tra thì doanh nghiệp sẽ thực hiện việc khai bổ sung nhằm hợp thức hóa
cho hành vi gian lận, buôn lậu. Do vậy, cần quy định biện pháp xác minh để tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh nghiêm chỉnh và ngăn chặn doanh nghiệp
lợi dụng quy định để thực hiện hành vi buôn lậu.
Để đảm bảo công bằng trong kinh doanh và thực thi pháp luật, ban soạn thảo
dự kiến bổ sung quy định riêng về việc khai bổ sung trong những trường hợp khai
báo thay đổi toàn bộ tên hàng, bổ sung thêm mặt hàng mới trong khai báo. Cụ
thể, những trường hợp đúng là gửi nhầm, gửi thừa thực sự và được hai bên thoả
thuận chấp nhận sẽ được chấp nhận khai bổ sung khi đã xác minh; những trường
hợp không chứng minh được đó là gửi nhầm, gửi thừa và cơ quan Hải quan có căn
cứ xác định hành vi gian lận, buôn lậu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hạn chế hủy tờ khai hải quan
Tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư 38 quy định, một số trường hợp cơ quan Hải
quan sẽ tự hủy tờ khai khi quá hạn 15 ngày mà người khai hải quan chưa có hàng
hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan hoặc chưa thực hiện thủ tục kiểm tra hải
quan với cơ quan Hải quan. Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, trên thực tế,
lợi dụng quy định này, một số doanh nghiệp sau khi mở tờ khai hải quan, biết
kết quả phân luồng đã cố tình không nộp chứng từ hoặc xuất trình hàng hoá có
khả năng vi phạm (khai sai, khai không đúng…) để cơ quan Hải quan kiểm tra mà
chờ tờ khai hết hạn hiệu lực để mở tờ khai mới; hoặc đi đăng ký tờ khai mới
ngay và để tờ khai cũ tự hết hiệu lực. Như vậy, việc huỷ tờ khai cũ cũng đã
giúp doanh nghiệp hợp thức hoá được hành vi gian lận.
Bên cạnh đó, văn bản hiện hành chưa có quy định về việc hàng hóa nhập khẩu
đã đăng ký tờ khai, chưa hoàn thành thủ tục hải quan nhưng có nhu cầu tái xuất.
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, dự kiến sửa Khoản 13 Điều 1 Thông tư 38
về việc hủy tờ khai hải quan theo hướng sẽ không phân biệt trường hợp cơ quan
Hải quan hủy hay do đề nghị của doanh nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp tự
tuân thủ. Theo đó, hủy tờ khai đối với tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, quá
thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu mà không có hàng
nhập khẩu đến cửa khẩu nhập.
Đối với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, hủy tờ khai XK quá thời hạn 15 ngày kể
từ ngày đăng ký tờ khai, hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra hồ sơ và kiểm tra
thực tế nhưng chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; quá
thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ nhưng
người khai hải quan chưa xuất trình hồ sơ hải quan hoặc hoàn thành thủ tục hải
quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ
và phải kiểm tra thực tế nhưng chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để
cơ quan Hải quan kiểm tra.
Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố; tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa
đưa vào hoặc chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất
khẩu; tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế không có hàng
nhập khẩu đến cửa khẩu nhập; khai sai các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ
sung quy định tại mục 3 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này và hàng hóa chưa
đưa qua khu vực giám sát hải quan.
Siết chặt quy định đưa hàng về bảo quản
Hiện tại, việc đưa hàng về bảo quản được thực hiện trên cơ sở đề nghị của
doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành. Người khai hải quan tự chịu
trách nhiệm bảo quản hàng hoá, không quy định cụ thể các điều kiện cần đáp ứng
về khu vực lưu giữ hàng hoá đưa về bảo quản. Trên thực tế đã phát sinh một
số trường hợp vi phạm như: Hàng hoá đang trong quá trình bảo quản đã được
đưa vào tiêu thụ; Hàng hóa đã có kết quả nhưng chưa làm tiếp thủ tục hải quan
để thông quan đã đưa vào tiêu thụ; Không bảo quản đúng địa điểm đã đăng ký; Địa
điểm đã đăng ký không đảm bảo điều kiện giám sát hải quan…
Để hạn chế những bất cập nêu trên, dự kiến nội dung sửa đổi lần này theo
hướng: Cơ quan Hải quan cho phép đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra hoặc đưa
hàng hàng về bảo quản khi đáp ứng được các điều kiện. Cụ thể, đối với trường
hợp đưa về địa điểm khác để kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên
ngành: Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành trong đó có nêu rõ địa điểm kiểm tra
ngoài cửa khẩu; Địa điểm kiểm tra chuyên ngành là kho, bãi có địa chỉ rõ ràng,
được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng
hóa.
Đối với trường hợp đưa hàng về bảo quản theo đề nghị của người khai hải
quan: Đề nghị đưa hàng về bảo quản trong đó có nêu rõ địa điểm đưa hàng về bảo
quản gửi qua hệ thống. Địa điểm bảo quản hàng hóa của người khai hải quan phải
được Tổng cục Hải quan kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện giám sát; Sau khi đưa về
đến địa điểm phải thông báo cho cơ quan Hải quan thời gian hàng hóa đã về đến
địa điểm bảo quản qua hệ thống; Trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa có khả
năng không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì không cho đưa hàng
về bảo quản; Lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp sẽ không được đưa về bảo quản
nếu lô hàng hiện tại chậm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành…
Để được tư vấn các thắc mắc hiện nay vui long liên hệ Mr – Tưởng: 0905 849
007 để được giải đáp các thử tục hải quan.
Chúng tôi chuyên giám định tất cả các mặt hàng sản xuất, nhập khẩu
- Chứng nhận
hợp quy điện, điện
tử
- Chứng
nhận hợp
quy đồ chơi
trẻ em
- Chứng
nhận hợp
quy phân bón
- Chứng
nhận hợp
quy thuốc bảo
vệ thực
vật
- CHỨNG NHẬN
THÉP THÔNGTƯ 58
- CHỨNG NHẬN
HỢP QUYTHÉP
7. Giám định chất lượng hàng hóa vật liệu xây
dựng
8. Giám định chất lượng nguyên liệu, thức ăn
chăn nuôi
9. Giám định thực phẩm nhập khẩu
10. Giám định chất lượng khăn giấy nhập khẩu
Trung
tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung
cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm Thuốc bảo vệ thực vật hợp quy đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
---------------------------------------------------------------------
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Mr Linh-0905527089