Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Viện dẫn văn bản pháp luật về chứng nhận hợp quy cửa sổ, cửa đi

Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) ,cụ thể ở đây là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (khoản 1 điều 3 – thông tư số 21/2014/TT-BXD).

Công bố hợp quy là gì?

Công bố hợp quy là việc các tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa của mình phù hợp với những quy chuẩn tương ứng.

Chứng nhận hợp quy Cửa sổ,Cửa đi dựa trên văn bản pháp luật nào?

Dựa trên QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ xây dựng.
Các nhóm hàng hóa thuộc nhóm vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm, trong đó có Cửa sổ, Cửa đi.

Các phương thức chứng nhận hợp quy

Có 2 phương thức chứng nhận hợp quy:
Phương thức 5: Được áp dụng cho các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy là 3 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại chính nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường

Phương thức 7: Được áp dụng với các nhà nhập khẩu cho từng lô hàng trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện cho từng lô sản phẩm. Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị cho từng lô sản phẩm

****************************************************************************

ĐIỀU ĐIỆN NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Theo Luật 41/2013/QH13)
Điều 67. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thuốc đó mà không cần giấy phép nhập khẩu trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép khi nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
3. Thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
c) Các giấy tờ chứng minh, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được phép xuất khẩu thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật theo quy định của pháp luật về thương mại của Việt Nam và nước nhập khẩu.
(Theo Thông tư 21)
1. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT).
2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
3. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
b) Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi đến Việt Nam;
c) Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.
d) Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
1. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu).
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài trong trường hợp tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII của Thông tư này về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm Thuốc bảo vệ thực vật hợp quy đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,

****************************************************************************

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng 2 (P3)

Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
Giai đoạn 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp
Doanh nghiệp cung cấp liên quan tới sản phẩm, quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Vietcert lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ để tiến hành đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở
Vietcert đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện chứng nhận tại cơ sở.
Tư vấn khắc phục những điểm chưa phù hợp với điều kiện chứng nhận cho Doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức
Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệmn(đối với phương thức 5), hoặc
Kiểm tra thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử nghiệm (phương thức 7).
Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá so với các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật.

Giai đoạn 4: Báo cáo đánh giá; cấp giấy chứng nhận
Vietcert xem xét hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Công bố hợp quy
Vietcert hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy theo quy định pháp luật.
Vietcert hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian:
Chứng nhận hợp quy: 45 ngày
Công bố hợp quy: 30 ngày
****************************************************************************

Cách phân biệt sắt thép giả khi mua

Thép xây dựng là vật liệu cốt lõi của các công trình, nếu sử các loại sắt thép giả kém chất lượng khi mua thì công trình sẽ nhanh bị xuống cấp gây nguy hiểm cho con người và tốn kém tiền bạc để nâng cấp sửa chữa. Vậy nguyên nhân từ đâu và làm thế nào để phân biệt được thép giả kém chất lượng khi mua? Sau đây là một số thông tin giúp cho giới tiêu dùng có thêm kiến thức khi có nhu cầu mua sắt thép xây dựng cho các công trình.
Nguyên nhân khiến thép giả kém chất lượng tràn lan
Do ham rẻ nên các đại lý nhỏ lẻ thường nhập khẩu hoặc mua trong nước những loại thép nhái kém chất lượng được sản xuất gần giống với thép chính hãng, từ đó dẫn đến việc người mua không có kinh nghiệm đã mua nhầm hoặc do các nhà thầu đặt hàng sản xuất thép giá rẻ để tiết kiệm chi phí.

Tác hại của việc buôn bán và sử dụng thép giả

Việc nhập khẩu thép giả kém chất lượng, giá sắt thép xây dựng lại rẻ làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong nước. Tình hình này gây mất uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm giảm thị phần của các nhà sản xuất trong nước, giảm doanh thu và cũng giảm thu nhập của người lao động trong các cơ sở sản xuất thép trong nước, ngân sách nhà nước bị thất thu hàng tỷ đồng tiền thuế và làm cho môi trường kinh đoanh không lành mạnh. Các công trình sử dụng những loại sắt thép này sẽ không thể bền vững lâu dài, kết cấu bị ảnh hưởng và có thể gây nhiều thiệt hại về người và của.

Cách phân biệt thép thật giả khi mua

Về màu sắc, thép thật có màu xanh đen và những vết gập của cây thép ít mất màu còn thép giả thì có màu xanh rất đậm và nếp gấp bị mất màu rất nhiều.
Về các chi tiết, thép mềm, các gai xoắn của thép thật tròn đều và nổi hẳn lên. Dọc hai sống của thép chỉ to bằng gai xoắn và tròn, ký hiệu trên thân cây thép rõ ràng, bề mặt của cây thép nhẵn, không sần. Đối với thép giả, cây thép cứng, gai xoắn của thép không đều và không nổi cao thành gờ.Dọc hai sống bè to và dẹt, không cao, ký hiệu trên thân cây thép mờ không rõ ràng, bề mặt thép sần.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ- Trung tâm giám định chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mr. Linh-0905527089

Chứng nhận hợp quy

Trung tâm giám định chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert-0905527089

Viện năng suất chất lượng Deming

Viện năng suất chất lượng Deming- Mr.Linh-0905527089

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

PHÂN BÓN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN-0905527089


Chứng nhận và công bố hợp quy là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp lưu hành phân bón trên thị trường. Bên cạnh đó, chứng nhận hợp quy phân bón giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả về kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng…
Chứng nhận và công bố hợp quy là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp lưu hành phân bón trên thị trường. Bên cạnh đó, chứng nhận hợp quy phân bón giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả về kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng…
Phân bón là gì? Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. Phân bón bao gồm phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác không thuộc loại phân bón vô cơ và hữu cơ nêu trên.( Theo giải thích từ ngữ của NĐ 202/2013/NĐ-CP).
Sự cần thiết của chứng nhận hợp quy phân bón Trong bối cảnh biến động chung của nền kinh tế, phân bón – loại vật tư thiết yếu phục vụ ngành trồng trọt luôn biến động về giá và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản xuất. Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường phân bón trong nước. Để tránh việc nhập nhèm phân bón chất lượng và kém chất lượng, làm gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thì doanh nghiệp phải có bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật theo Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT, TT 29/2014/TT-BCT và Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Lợi ích của chứng nhận hợp quy phân bónĐối với doanh nghiệp: Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.Chứng nhận hợp quy phân bón là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối với cơ quan quản lý:Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
————————————————————————————————
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy  VietCert
Mr.Tưởng– Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905849007
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy  VietCert